Nội dung chính:
- Giới thiệu sơ lược về tụ
- Phân loại và cách đọc trị số từng loại tụ
- Kinh nghiệm mua tụ
Giới thiệu sơ lược về tụ:
Tụ điện có khả năng tích và phóng điện. Nhờ đặc tính nạp xả của tụ, nên nó được dùng kết hợp với điện trở để điều chỉnh dòng hoặc làm phẳng dòng DC biến đổi (trong mạch chỉnh lưu). Nó còn có một đặc tính quan trọng khác là chỉ cho dòng AC đi qua và ngăn dòng DC nên được dùng trong các mạch lọc…
Tụ điện có 2 đại lượng đặc trưng tương tự như điện trở:
- Điện dung: khả năng tích điện của tụ
- Điện áp làm việc: (working voltage): là điện áp tối đa có thể đặt lên 2 cực của tụ, nếu vượt quá tụ sẽ bị nổ. Người ta thường chọn tụ có điện áp cao hơn khoảng 2/3 điện áp mà nó nhận trong mạch.
Hai thông số này được ký hiệu trực tiếp trên thân tụ.
Đơn vị: có 3 đơn vị chính:
1µ=10-6F
1n=10-9F
1p=10-12F
Phân loại tụ và cách đọc trị số từng loại tụ:
Phân loại: phân loại theo hóa tính ta có tụ phân cực và tụ không phân cực; còn theo lý tính ta có tụ gốm, tụ sứ, tụ giấy, tụ mica…
Phân loại: phân loại theo hóa tính ta có tụ phân cực và tụ không phân cực; còn theo lý tính ta có tụ gốm, tụ sứ, tụ giấy, tụ mica…
Tụ phân cực: Tụ hóa
- Có điện dung lớn (> 1µF)
- Ký hiệu:
- Hình dáng thực tế:
Kiểu chân song song
Kiểu chân trục xuyên tâm
Tụ hóa có dạng hình trụ hoạt động ở mạch hạ tần, dùng trong các mạch lọc nguồn. Do phân cực nên khi mắc vào mạch các bạn chú ý mắc cực âm dương của tụ cho đúng chiều. Cực âm được ký hiệu bằng dấu trừ (–) dọc theo thân tụ.
- Cách đọc trị số của tụ hóa:
Rất đơn giản vì giá trị được ghi trực tiếp trên thân tụ:
Điện dung: 1000µF
Điện áp LV: 10V
| |
Điện dung: 185µF
Điện áp LV: 320V
|
Tụ không phân cực:
- Có điện dung nhỏ (< 1µF)
Các tụ Mica, Silen, gốm hoạt động ở mạch cao tần
Các tụ sứ, sành, giấy hoạt động ở mạch trung tần
Thường dùng trong các mạch lọc nhiễu
Do không phân cực nên khi lắp vào mạch ta không quan tâm chiều của tụ.
- Ký hiệu:
- Hình dáng thực tế:
- Cách đọc trị số tụ không phân cực:
Đối với các loại tụ này, việc đọc giá trị không dễ dàng như tụ hóa vì nó có nhiều dạng và các hệ thống nhãn khác nhau.
Như ta đã biết trên thân tụ ta xác định được 2 giá trị là điện dung và điện áp của tụ. Điện áp của tụ các bạn sẽ dễ dàng thấy ngay (thường nằm phía dưới so với giá trị điện dung). Phía sau giá trị điện dung nhà sản xuất thường ghi thêm các chữ cái in hoa như J, K, L đó là sai số: J:5%, K:10%, L:20%.
Việc đọc giá trị điện dung của tụ dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên mình xin đưa ra một số trường hợp thường gặp:
Ký hiệu theo hệ thống số:
Gặp ở các tụ gốm, sành, sứ, giấy
| ||
Có dấu chấm thập phân: Đọc theo số đó luôn và đơn vị là µF
|
|
0.1 có nghĩa là0.1µF
Hoặc theo kiểu:4n7 nghĩa là4.7nF
|
Mã số có 3 con số:
Hai số đầu x 10^(số thứ 3), đơn vị là pF
Hoặc số thứ ba là số con số 0 thêm vào hai số đầu.
|
|
102 tức là 1000 pF (không phải 102pF!)
|
|
474K tức là47×10^4 pF = 0.47µF (K: sai số 10%)
| |
|
105Jn nghĩa là10×10^5 pF = 1µF
| |
Nhưng:
|
|
220nJ thì lại là220nF
|
Mã số có 2 con số: đọc luôn và đơn vị là pF
|
Ký hiệu theo hệ thống mã màu như điện trở:
Hệ thống mã màu gặp ở tụ Poliester, Mica, ký hiệu theo kiểu này đã được dùng nhiều năm, tuy nhiên hiện nay không còn dùng nữa nên bạn ít gặp. Tuy nhiên cũng xét luôn cho nó có “tụ”.
Cách đọc: Đọc giống như điện trở: ba dải màu đầu tiên cho biết giá trị điện dung, dải màu thứ 4 và 5 bạn phớt lờ đi không cần quan tâm:
C = V1 V2 x 10^V3 (đơn vị: pF)
Hoặc dải thứ 3 là số số 0 thêm vào sau hai số đầu.
Color
|
Number
|
Đen
|
0
|
Nâu
|
1
|
Đỏ
|
2
|
3
| |
Vàng
|
4
|
Lục
|
5
|
Lam
|
6
|
Tím
|
7
|
Xám
|
8
|
Trắng
|
9
|
|
Ví dụ:
NâuĐenCam = 10000pF = 10nF
Chú ý: Do không có dải phân cách nên bạn chú ý dải màu dài hơn so với các dải còn lại chính là 2 dải cùng màu liền nhau như dưới đây:
ĐỏĐỏVàng = 220000pF = 220nF
|
Một loại tụ khác cũng rất hiếm gặp đó là tụ Polystyrene, giá trị được ghi ngay trên thân và không kèm theo đơn vị (pF). Tụ loại này thường gây khó khăn cho việc hàn vì sức nóng mỏ hàn có thể làm chảy lớp nhựa Polystyrene, do đó khi hàn phải sử dụng thêm kẹp tản nhiệt.
Kinh nghiệm mua tụ:
Bây giờ thì đi chợ: khi mua tụ thông thường ta chỉ chú ý đến điện dung của tụ và điện áp làm việc. Khi hỏi mua bạn không cần thêm chi tiết phân cực hay không phân cực vì tụ phân cực điện dung thường lớn >1µF, còn không phân cực thì nhỏ hơn <1µF. Do tụ không rẻ như điện trở, giá cả tùy theo loại. Đối với các loại tụ nhỏ dùng để ráp mạch trong xử lý tín hiệu bạn có thể mua với số lượng chục con cho loại mình cần. Còn đối với các loại tụ lớn như các loại tụ trong các thiết bị gia dụng như quạt, máy bơm điện thì tùy theo nhu cầu.
Cũng giống như điện trở, các tụ điện thông dụng được sản xuất với điện dung nhất định:
- Tụ gốm và tụ giấy: 5pico, 10p, 22p, 33p, 47p, 56p, 68p, 100p, 220p, 1nano, 2,2n; 3,3n; 4,7n; 5,6n; 6,8n; 10n; 22n, 33n, 47n, 56n, 68n, 100n, 220n, 470n.
- Tụ hóa: 0,47µF; 1µF, 2,2µF; 3,3 µF; 4,7µF; 5,6µF; 10µF, 22µF, 47µF, 100µF, 220µF, 470µF, 1000µF, 2200µF, 4700µF.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét